Những điều cần biết khi kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn

“Một vốn bốn lời” là câu nói được nói nhiều khi nhắc tới việc kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn. Du lịch phát triển kéo theo đó là các mô hình nhà nghỉ, khách sạn cũng mọc lên nhanh chóng, phát triển nở rộ trong các năm gần đây vì lợi nhuận “khủng”.

Nhưng không phải nhận được lợi nhuận khủng của mô hình này là điều dễ dàng, mô hình này cũng mang lại nhiều khó khăn bất cập nhất định trong quá trình xây dựng và các thủ tục rắc rối cũng như nhiều phát sinh trong quá trình kinh doanh khiến cho nhiều chủ đầu tư khó quản lý và cân nhắc có nên lựa chọn nên đầu tư hay không.

Đầu tư vào một mô hình nhà nghỉ, khách sạn chuẩn

Ưu nhược điểm khi kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn 

Ưu điểm

  • Lợi nhuận cao
  • Tạo công việc cho nhiều người
  • Phát triển kinh tế địa phương.

Nhược điểm

  • Cần số vốn lớn
  • Đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
  • Cần thuê nhiều nhân công
  • Cạnh tranh.

Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn hiệu quả hơn

1 - Xác định mô hình kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn bạn muốn hướng tới

  • Trước khi bắt đầu kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn bạn cần phải tìm hiểu rõ về mô hình mà mình muốn hướng tới. Nội thất, dịch vụ, quy trình tiêu chuẩn, và đối tượng khách hàng bạn muốn hướng tới.
  • Để xác định đúng những gì bạn muốn và có xây dựng, hãy phân tích dựa trên nhu cầu thực sự của khác hàng. Bạn cũng có thể đi trải nghiệm những dịch vụ xung quanh hay những dịch vụ bạn đang hướng tới để xem xét qua trải nghiệm của chính bản thân, nơi lưu trú nào làm bạn hài lòng và nơi nào khiến bạn không hài lòng? Phân tích vì sao bạn lại cảm thấy như vậy để đưa vào loại hình của mình?
  • Những gì bạn phải cân nhắc bao gồm: Tập khách hàng mục tiêu, vị trí, thiết kế và nhu cầu quản lý vận hành

2 - Xây dựng điểm khác biệt cho mô hình kinh doanh của bạn

  • Bản chất của khách sạn, nhà nghỉ là phải cung cấp được một nơi lưu trú thoải mái nhất cho khách hàng. Đây cũng là kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn đầu tiên mà bạn cần quan tâm để có thể bắt đầu tham gia vào thị trường này.
  • Tuy nhiên, để cạnh tranh, cơ sở của bạn phải có những điểm nổi bật, khác biệt để thu hút khách. Hãy nghiên cứu thị trường để xác định cơ hội kinh doanh.

3 - Chi phí đầu tư

Phân tích chi phí là một trong những phần quan trọng nhất khi bắt đầu kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, cho dù bạn tự làm chủ hay hợp tác đầu tư với người khác. Những điều cần liệt kê chi tiết như:

  • Vốn cho việc thuê địa điểm
  • Chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng
  • Chi phí duy trì khách sạn
  • Thời gian thu hồi vốn lâu, lãi suất tăng cao
  • Chi phí quảng bá sản phẩm
  • Doanh thu dự kiến

Càng tính toán lên kế hoạch chi tiết bao nhiêu khi kinh doanh vận hành bạn sẽ giảm rủi ro bấy nhiêu.

4 - Quảng bá sản phẩm của bạn

  • Đừng xây xong rồi để đó, hãy quên suy nghĩ là khách sạn tôi đẹp, vị trí tốt hay dịch vụ chất lượng nhất khách sẽ tự đến. Vì những suy nghĩ đó chỉ có bạn biết đến mà thôi, hãy lên 1 kế hoạch maketing cho sản phẩm của bạn, có thể ban đầu chi phí cao bạn sẽ lỗ nhưng hãy chấp nhận đó là chi phí maketing để có lợi sau này.
  • Khi mọi người biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn rồi họ sẽ đến trải nghiệm và quay lại thường xuyên xa hơn họ sẽ giới thiệu cho nhiều bạn bè nữa và khi đó bạn đã thành công trong việc quảng bá sản phẩm của bạn và về lâu về dài bạn sẽ giảm được chi phí marketing tốt hơn nữa là có thể khoogn phải mất chi phí này.

Sử dụng phần mềm quản lý nhà nghỉ, khách sạn để giúp bạn quả lý chuyên nghiệp và hiệu quả hơn

5 - Quản lý vận hành

  • Yếu tố cuối cùng để có thể bắt đầu vận hành được khách sạn đó là việc quản lý nhà nghỉ, khách sạn ra làm sao để đạt được doanh thu tốt nhất. Việc đầu tiên bạn nên làm là lên một kế hoạch quảng bá thương hiệu của bạn, hãy đăng ký các kênh bán phòng trực tuyến, sau đó hãy thiết kế một website cho mô hình của mình để tăng tỉ lệ đặt phòng online cho cơ sở của bạn. 
  • Tiếp theo là dựa vào các kênh quảng bá, mạng xã hội để đăng thông tin của cơ sở mình lên. Tạo ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để thu hút khách hàng hơn. Liên kết các công ty du lịch hay các đại lý du lịch để quảng bá mô hình của bạn ra rộng hơn nữa. 
  • Xử dụng một phần mềm quản lý nhà nghỉ, khách sạn sẽ giúp cho cách quản lý của bạn chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo phần mềm Ezibee Silver với ưu điểm dễ dàng sử dụng, quản lý mọi lúc mọi nơi, tích hợp được với các phần cứng giúp bạn quản lý chặt chẽ chống thất thoát doanh thu khi bạn không trực tiếp vận hành ở cơ sở.

Hi vọng nhưng kinh nghiệm này có thể giúp ích được cho bạn nào đang băn khoăn là có nên hay không nên kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn. Hãy tìm hiểu thật kỹ và lên 1 bản kế hoạch chi tiết để mô hình của bạn phát triển thuận lợi và đạt lợi nhuận cao nhất nhé.

hotline